Các dự án xây dựng Sneferu

Kim tự tháp Meidum

Các công trình nổi tiếng nhất thuộc về triều đại của Sneferu đó là ba Kim Tự Tháp mà ông đã cho xây dựng ở vùng Dahshur: Kim tự tháp Đỏ, Kim Tự Tháp BentKim Tự Tháp Meidum. Dưới thời Sneferu, đã có một bước đột phá lớn trong cấu trúc của các kim tự tháp đồ sộ, mà sau đó sẽ dẫn tới Đại kim tự tháp của Khufu, vốn được xem là đỉnh cao của uy quyền và sự huy hoàng dưới thời kỳ Cổ vương quốc và là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại.

Công trình đầu tiên mà Senefru cho xây dựng là Kim Tự Tháp ở Meidum. Mặc dù vậy hiện vẫn còn một số tranh cãi giữa các học giả về việc liệu Sneferu có thực sự là chủ nhân của kim tự tháp Meidum hay không, và nhiều người cho rằng nguồn gốc ban đầu của nó thuộc về vua Huni. Không những thế, kim tự tháp này còn là một ví dụ nổi bật về sự tiến bộ của kỹ thuật và hệ tư tưởng xung quanh khu vực chôn cất của nhà vua.

Cấu trúc bằng đá khổng lồ cho thấy sự chuyển tiếp về mặt cấu trúc từ dạng Kim Tự Tháp bậc thang biến đổi thành một Kim tự tháp đích thực. Một số nghiên cứu khảo cổ học về kim tự tháp này cho thấy ban đầu nó giống như là một cấu trúc gồm 7 bậc, được xây dựng theo cách thức tương tự với khu phức hợp của Djoser ở Saqqara. Sau đó, người ta sửa đổi bằng cách thêm nền móng, mài nhẵn các mặt của đá vôi để tạo góc cạnh rõ nét[22]. Từ lối vào Kim Tự Tháp ở hướng Bắc với việc nhìn thấy hai buồng ngầm và một hầm mộ, người ta suy đoán buồng hầm mộ Vua (hay "buồng chôn cất") được xây cất trong phần thân chính mặt dù nằm sát mặt đất[23].

Kim tự tháp Bent của Sneferu ở Dahshur.

Ở Kim Tự Tháp Bent, còn được gọi là Kim tự tháp Rhomboidal (Kim Tự Tháp "hình thoi" - Kim Tự Tháp Cong), kỹ thuật xây dựng đạt đến bước tiến mới. Những người thợ đã chỉnh góc nghiên từ 55° xuống còn 43° ở các tầng trên của Kim Tự Tháp. Có thể ban đầu Kim Tự Tháp không được thiết kế theo kiểu này, do cấu trúc địa tầng không ổn định nên người ta quyết định xây dựng bằng cách đặt các khối đá nằm ngang, khối này chồng lên khối kia theo kiểu nghiên góc 5-10°, đánh dấu sự từ bỏ khái niệm kim tự tháp bậc thang[24]. Kim Tự Tháp có hai lối vào: một ở phía bắc và một ở phía nam. Các buồng dưới lòng đất lớn hơn nhiều, và phân biệt bởi các bức tường và trần nhà với các hệ thống đường chéo phức tạp bao quanh.

Với Kim Tự Tháp cuối cùng là Kim tự tháp Đỏ. Mặc dù các phòng trong lăng mộ đều có cả, nhưng không có đường đi lên nào được khai quật, cũng không có bằng chứng về lối vào phía tây hoặc đường hẻm chéo. Hầm mộ của Sneferu vẫn còn là ẩn số, khi chưa tìm ra được phòng chôn cất thi hài nhà vua.

Kim tự tháp Đỏ của Sneferu